Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

sử dụng đồ điện tử đúng cách


Sử dụng đồ điện tử đúng cách


Có những thiết bị quen thuộc dùng hàng ngày như tivi, máy tính, đầu máy,... nhưng không phải ai cũng biết sử dụng cho đúng cách vừa tiết kiệm, vừa tăng độ bền cho nó...
Có những thiết bị quen thuộc dùng hàng ngày như tivi, máy tính, đầu máy,... nhưng không phải ai cũng biết sử dụng cho đúng cách vừa tiết kiệm, vừa tăng độ bền cho nó...
Tắt mà không tắt
Khi tắt tivi hay đầu máy, nhà thiết kế thường cho người sử dụng tắt cứng (công tắc cơ khí, ngắt hẳn nguồn điện) hoặc tắt mềm (công tắc mềm nằm trên bộ điều khiển từ xa hoặc trên máy). Đối với các tivi LCD sau này, đôi khi chỉ có công tắc mềm, không còn công tắc cứng.


Nếu không sử dụng, nên ngắt điện hẳn khỏi tivi để tiết kiệm và tránh rủi ro


Khi tắt mềm, thực tế bộ nguồn của máy vẫn hoạt động để nuôi bộ não vi xử lý trung tâm của máy. Bộ não này thường xuyên “quét” qua các phím bấm và mắt nhận Remote Control để lập tức phản ứng nếu có lệnh điều khiển từ hai bộ phận này. Như vậy, tắt mềm thực chất là không tắt gì cả và máy vẫn tiêu tốn điện. Tuy chỉ ở mức độ vài watt nhưng vài thiết bị ngày đêm 24/24 giờ nuôi nguồn cho các sản phẩm điện tử, như vậy vẫn lãng phí lớn. Đó là chưa kể về an toàn điện, nếu tivi không ngắt hẳn ra khỏi nguồn điện, hoặc sự cố khác như sét đánh qua dây nguồn.
Lời khuyên khi thiết kế mạng cung cấp điện là: Nên làm một CB riêng cho các ổ cắm khu vực lắp đặt đồ điện tử gia dụng như phòng khách, phòng ngủ. Nếu ra khỏi nhà, tốt hơn hết nên ngắt hẳn nguồn điện, vừa tiết kiệm vừa an toàn
Sét đánh: Nguy hiểm đến đâu?
Nhiều năm nghiên cứu số liệu từ các trung tâm bảo hành, chúng tôi ghi nhận (một cách gần đúng) ảnh hưởng của sét đánh lên đồ điện tử như sau:
Sét đánh trực tiếp: Xác suất khoảng 1/10.000 trên tổng số sản phẩm bán ra thị trường. Xác suất này rất nhỏ bởi trong vòng đời tuổi thọ đến vài năm, cả TPHCM suốt mùa mưa bão chỉ khoảng vài trăm sản phẩm bị sét đánh trực tiếp. Tuy nhiên, sản phẩm bị sét đánh kiểu này chỉ có thể... vứt bỏ chứ không cách gì phục hồi được bởi toàn bộ board mạch bị cháy đen hết.
Sét đánh qua nguồn điện: Thường thì sét đánh trực tiếp vào điện lưới của điện lực rồi xung điện truyền dẫn theo dây nguồn vào máy. Nhẹ thì chỉ đứt cầu chì, nặng thì dẫn đến hư nguồn. Tỉ lệ bị sét đánh kiểu này khá cao. Có khi làm điện áp lưới tăng vọt khiến cả khu phố bị ảnh hưởng, thợ sửa chữa điện tử ngày hôm sau làm không hết việc.
- Sét đánh nhẹ qua ăngten hoặc dây cáp truyền hình: Có nhiều bộ thu sóng (tuner) tivi rất nhạy với xung điện bên ngoài. Đôi khi sét không đánh trực tiếp nhưng vẫn làm hư bộ tuner này. Tỉ lệ cũng khá cao.
Nhiều bạn đọc thường thắc mắc làm sao tránh sét đánh vào các đồ điện tử dân dụng, chỉ có cách là cách ly hoàn toàn thiết bị ra khỏi nguồn điện, dây ăngten khi có giông bão. Tuy nhiên, chuyện này cũng quá nhiêu khê nên lời khuyên cuối cùng đưa ra là hãy sống chung với sét. Ngoài việc trồng trụ thu lôi (không tuyệt đối bởi đôi khi sét đánh và lưới điện chứ không vô nhà mình), chỉ cách ly khi gặp giông bão, sấm sét dữ dội. Còn lại, coi như là hên xui may rủi...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét